Phát biểu tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái –Trường đại học Giao thông Vận tải, theo báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016, chủ đề “Môi trường đô thị” do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tổ chức tại Hà Nội, trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị thì khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu. Trong các loại phương tiện giao thông thì xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất đồng thời cũng là nguồn phát thải chất gây ô nhiễm lớn nhất. Có thể khẳng định, khí thải ô nhiễm môi trường ở đô thị có tới 70% bắt nguồn từ các phương tiện giao thông.
Tại các đô thị Việt Nam cần thực hiện các giải pháp đề xuất một cách đồng bộ cả về chính sách pháp luật lẫn các hoạt động, dự án giảm phát thải đối với các phương tiện vận tải đô thị, nhằm phát triển ngành vận tải đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, cần xây dựng các kịch bản phát triển ngành Vận tải một cách chi tiết, đồng thời cần xây dựng lộ trình cụ thể thực hiện các giải pháp. Bên cạnh đó, sau mỗi giai đoạn thực hiện cần đánh giá lại để xem xét khả năng đạt được kịch bản để có những hành động cụ thể góp phần đạt được mục tiêu giảm lượng khí phát thải đề ra.
Theo báo cáo của Vụ Môi trường, tại Quyết định số 318QĐ-TTg ngày 04/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật môi trường phương tiện GTVT đường bộ của nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực; tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch trong giao thông đô thị, đến năm 2020 có 5 - 20% số xe buýt và taxi chuyển sang sử dụng năng lượng điện, năng lượng sạch thay thế xăng, dầu.
Nghị quyết 55 đã đề ra mục tiêu tổng quát của ngành năng lượng, trong đó nêu rõ “cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân”. Với quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ giải pháp nêu trên vấn đề phát triển vận tải tiết kiệm nhiên liệu là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện thành công Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, góp phần xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam.
Cùng với chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, Nhà nước cần đóng vai trò chính trong đầu tư tìm kiếm, thăm dò, xác định tiềm năng trữ lượng các nguồn tài nguyên năng lượng, vì chúng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Chương trình được tổ chức ngày 5 tháng 2 năm 2021 do Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 35 Hùng Vương đã tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 5K, đảm bảo an toàn cho toàn bộ đại biểu và khách mời đến tham dự chương trình.
Trân trọng cảm ơn sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Tổng Công ty điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV POWER), Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV TRANS – PAC), Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC)